Những kỹ thuật SEO Onpage quan trọng năm 2014

Leave a Comment
SEO ONPAGE là gì? Seo Onpage là quá trình tối ưu hóa Website và nội dung các trang trong Website nhắm giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với các Search Engine

Có rất nhiều kỹ thuật SEO Onpage thích hợp chúng ta có thể tận dụng cho trang web của mình, nhưng chúng ta thường bỏ qua chúng. Vậy nên, trong bài viết này mình sẽ giới thiệu những kỹ thuật
Seo Onpage quan trọng năm 2014 trong quá trình ranking từ khóa.

Tôi hi vọng rằng, sau khi bạn nắm được các kỹ thuật SEO dưới đây hãy liên hệ trực tiếp tới dự án bạn đang thực hiện xem đã đạt được bao nhiêu chí trong số 20 tiêu chí này chưa? Nếu chưa hãy tối ưu lại Onpage, chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về thứ hạng của từ khóa của mình trên SERPs.

Chú ý: một số yếu tố dưới đây đã tồn tại trong khoảng thời gian khá lâu, nhưng chúng vẫn giữ được vai trò của mình khá tốt.

Thẻ tiêu đề (Title)                                          


Để sử dụng thẻ tiêu đề một cách tốt nhất và hiệu quả nhất khi sử dụng thẻ tiêu đề đó chính là đừng vượt quá 70 kí tự. Thẻ tiêu đề phải phù hợp với nội dung của trang và tránh sử dụng một tiêu đề duy nhất cho tất cả các trang



Ghi nhớ:
Trong tiêu đề có chứa từ khóa
Đặt từ khóa quan trọng ngay phần đầu thẻ tiêu đề
Độ dài tiêu đề không quá 70 ký tự
Tiêu đề nằm trong thẻ H1
Nếu có thể hãy đặt tên thương hiệu trọng thẻ tiêu đề
Mỗi trang có một thẻ tiêu đề khác nhau
Đừng quá chú ý tới google hãy chú ý tới người dùng, khách hàng của bạn
Để tìm hiểu thêm về thẻ tiêu đề

Thẻ mô tả (Description)


Hãy sử dụng loại thẻ này một cách khôn khéo. Mô tả nội dung trang của mình và cố gắng sử dụng những từ khóa mang tính cạnh tranh nhất trong văn bản. Lưu ý đừng để chúng vượt quá giới hạn 160 kí tự.



Ghi nhớ:
Thẻ miêu tả không đóng vai trò trong việc xếp thứ hạng
Độ dài tối ưu đối với công cụ tìm kiếm
Sử dụng từ khóa trong thẻ miêu tả
Tránh trùng lặp thẻ miêu tả
Đôi khi không cần thiết phải viết thẻ miêu tả
Để tìm hiểu thêm về thẻ mô tả

Thẻ từ khóa (Meta Keywords)


Tất cả mọi người trong số chúng ta đều biết rằng Google đã lên tiếng khẳng định loại thẻ này không hề ảnh hưởng đến thứ hạng của từ khóa, nhưng một vài SEOer đang sử dụng thẻ này đối với một số công cụ tìm kiếm vẫn khăng khăng ý định sai lầm như vậy (Thẻ từ khóa ảnh hưởng tới thứ hạng). Hãy nhắm mục tiêu đến 5 từ khóa cạnh tranh nhất.



Thẻ Heading


Sử dụng các thẻ heading trong các phần, các nhóm bài viết chính của bạn. Sử dụng h1 cho các tiêu đề chính và thẻ h2, h3, h4 cho các tiêu đề còn lại, v.v… Cố gắng sử dụng những từ khóa trong các tiêu đề và đánh dấu chúng, giúp chúng nổi bật trong con mắt những công cụ tìm kiếm trong các thẻ heading này.



Để tìm hiểu thêm về thẻ heading

Alt ảnh


Tối ưu hóa mỗi hình ảnh bằng các thẻ ALT và các thẻ tiêu đề. Bạn cũng có thể tối ưu hóa tên của những hình ảnh đó, và hãy tận dụng một cách sáng suốt những từ khóa trong thẻ. Mẹo ở đây là bạn có thể sử dụng đoạn mô tả cho ảnh như một cách tăng mật độ từ khóa mà không làm người dùng khó chịu. Hãy để ý đến điều này.


URL thân thiện với công cụ tìm kiếm


Đừng sử dụng những kí hiệu như &, Space,& trong URL của mình nếu bạn không muốn chúng bị coi là các tín hiệu spam. Hãy nhờ bạn thiết kế web hoặc cty bán web của bạn cố gắng biến chúng trở nên ngắn gọn, không quá rối, và dễ đọc.



Để tìm hiểu thêm về URL thân thiện với công cụ tìm kiếm

Nội dung chất lượng


Chúng ta đều biết rằng “Nội dung là vua” trong ngành công nghiệp SEO, và chúng ta không thể bỏ qua yếu tố này. Mỗi trang nên có ít nhất một nội dung chất lượng tuyệt vời với số lượng không quá 500 từ.

Điều hướng


Hãy đảm bảo các điều hướng bạn thực hiện đều dễ thu thập, cho dù đó là văn bản hay là hình ảnh đi chăng nữa.

Javescript/ CSS ngoại tuyến


Sử dụng các code JS và CSS ngoại tuyến nhằm giúp trang web của bạn load (tải) nhanh hơn. Đừng quá lạm dụng hành động này, vì không phải trong trường hợp nào nó cũng phát huy hết tác dụng. Thông thường, việc sử dụng các code JS và CSS này nội tuyến sẽ tốt hơn về mặt tiết kiệm thời gian và nhận thức cũng trở nên nhanh hơn.
Liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ chính là một trong những “cây cầu” kết nối toàn bộ website của bạn lại với nhau, nếu bạn biết phải đặt những “cây cầu” này ở những vị trí thích hợp website của bạn đang thực sự có tiềm năng để có một vị trí tốt trên bảng tìm kiếm của Google. Một ví dụ thực tế như này, nơi nào giao thông thuận tiện, kinh tế nơi đó chắc chắn phát triển. Trong SEO cũng vậy, khi bạn đặt những liên kết nội bộ hợp lý để dẫn dắt những Spider, những người dùng phải ở lại thật lâu trong trang của bạn. Điều đó thật tuyệt vời!
Liên kết nội bộ

Để xem thêm về Liên kết nội bộ


Bổ sung các liên kết đến các nguồn trang web chất lượng cao bên ngoài (không chỉ là những trang web nổi tiếng) sẽ tạo nên mối quan hệ tốt trong mắt của các công cụ tìm kiếm và kết quả là thứ hạng của trang sẽ tăng vọt lên ở vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Hiểu đơn giản hơn là khi bạn chơi với nhiều người tốt (nhớ tránh xa người xấu), Google cũng sẽ chơi với bạn vì google rất thích người tốt.

Geo – tagging (hiển thị vị trí toàn cầu)


Sử dụng yếu tố này nhằm giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm xác định vị trí thực sự của doanh nghiệp bạn.

Đánh dấu quyền tác giả


Sử dụng quyền tác giả nhằm giúp mình có quyền sở hữu nội dung được xuất bản trên trang web. Google Authority đã bị Google khai tử tuy nhiên bạn vẫn cần đánh dấu quyền tác giả của bài viết trên site của bạn. Hãy sử dụng DCMA để không chỉ đánh dấu nữa mà còn là bảo vệ quyền tác giả bài viết trên website của bạn.

Khả năng truyền thông xã hội


Bổ sung các nút phương tiện truyền thông xã hội nhằm khuyến khích độc giả share nội dung trang web của bạn trên hồ sơ của họ. Những trang web sở hữu những tín hiệu xã hội tích cực như vậy sẽ đạt được vị trí cao hơn trong các kết quả công cụ tìm kiếm.

XML Sitemap


Tạo XML sitemap và thêm mỗi trang web của bạn vào đó. Bạn có thể gửi sitemap của mình đến các công cụ quản trị web của Google và Bing nhằm thúc đẩy quá trình lập chỉ mục trang web.

Robot.txt


Robot.txt là một tập tin văn bản được các quản trị web tạo ra nhằm mục đích đưa ra lời hướng dẫn cho các robot (thường là các robot công cụ tìm kiếm) cách thức thu thập thông tin và lập chỉ mục trên trang web của họ.

Google Analytics


Chắc chắn rằng bạn đã bổ sung và cài đặt Google Analytics trên website của mình để không bị lạc lối khi phân tích trang web của mình.




Để tìm hiểu thêm về Google Analytics

Webmaster Tools


Bổ sung và xác minh quyền sở hữu trang web của bạn bằng Google Webmaster Tools. Các công cụ quản trị web này cũng sẽ giúp bạn trong việc phân tích các chứng nhận xác thực Onpage.



Để tìm hiểu thêm về Google Webmaster Tool

Xenu (các liên kết hỏng)


Xenu là một phần mềm miễn phí có khả năng giúp bạn tìm ra những liên kết hỏng đang tồn tại trên trang của mình. Đây là một trong những kỹ thuật mà rất ít SEOer để ý tới thậm chí còn KHÔNG BIẾT, vì thế bạn cần phải theo dõi tình hình của website mình. Khi thấy các liên kết hỏng cần phát hiện và kịp thời sửa chữa ngay khi bạn thấy chúng.

Hosting


Máy chủ host trang web nên hoạt động 24/7, với thời gian hoạt động tối thiểu là 99.9%. Một trang web không hoạt động trong thời gian quá dài sẽ có thể bị loại ra khỏi danh sách lập chỉ mục và có nguy cơ không giữ được thứ hạng của mình trong kết quả công cụ tìm kiếm. Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ Hosting mà không đạt được những tiêu chí ở trên, tôi khuyên bạn nên đổi nhà cung cấp hosting để đảm bảo việc ranking của bạn không bị ảnh hưởng bởi yếu tố lãng xẹt như này.

Như vậy là bạn đã nắm được những kỹ thuật SEO Onpage được sử dụng trong năm 2014 này. Chắc chắn các mẹo & kỹ thuật này còn được sử dụng nhiều và nên chú ý trong năm 2015.

Tác giả bài viết: Lê Nam 
Nguồn tin: Vietmoz

0 nhận xét:

Đăng nhận xét